Chất liệu phủ bề mặt là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành, vẻ đẹp thẩm mỹ và tính bền của tủ bếp. Cùng công ty thiết kế thi công nội thất đà nẵng Nguyễn Hoàng Phát điểm qua các vật liệu làm mặt bếp điển hình trong bài chia sẻ dưới đây!

9 chất liệu làm mặt bếp điển hình nên tham khảo!
Bao gồm:
- Melamine
- Laminate
- Acrylic
- Veneer
- Đá hoa cương
- Đá thạch anh
- Đá cẩm thạch
- Thép không gỉ
- Composite Solid Surface
Chất liệu phủ mặt bếp Melamine

Melamine là vật liệu nhựa tổng hợp, có độ dày rất mỏng (1zem= 0,1mm), được phủ lên cốt gỗ (thường là cốt ván dăm (Okal) hoặc MDF). Melamine Faced Chipboard có cấu tạo gồm 3 lớp chính:
Overlay (lớp màng phủ bên ngoài) + Decorative Paper (lớp phim tạo màu mỹ thuật) + Kraft Paper (lớp giấy nền). Khi ép ở nhiệt độ và áp suất cao, 3 lớp này kết hợp chặt chẽ với nhau bằng keo Melamine.
Tủ bếp phủ MFC được ứng dụng rộng rãi, phù hợp với nhiều gia đình và có khoảng hơn 100 mẫu màu khác nhau.
- Ưu điểm: Tính thẩm mỹ cao, mẫu mã đa dạng, màu sắc phong phú; chống chịu tác động vật lý tốt, không bị phai màu, biến màu, tuổi thọ cao; giá thành hợp lý; chịu được hóa chất, nhiệt độ cao, thích hợp phủ cho khu vực bếp; dễ lau chùi, làm sạch; thân thiện với môi trường.
- Nhược điểm: Chống xước ở mức độ trung bình; hạn chế về tạo dáng; dễ bị hút nước và phồng rộp.
Phủ bề mặt tủ bếp với Laminate

Tương tự như Melamine, Laminate là bề mặt nhựa tổng hợp, nhưng dày hơn (0.5-1mm tùy từng loại) và chủ yếu được phủ lên cốt gỗ ván dán (Okal), ván mịn (MDF). Ngoài ra Laminate còn có thể dán vào gỗ uốn cong (công nghệ postforming), tạo nên những đường cong mềm mại, duyên dáng.
Laminate gồm 3 lớp: lớp màng phủ, lớp ghim tạo màu thẩm mỹ và lớp giấy nền.
- Ưu điểm: Bề mặt Laminate dày hơn Melamine, có khả năng chống xước, chống phai màu, chịu nhiệt tốt, chống lại các hóa chất và tác động vật lý cao;tính thẩm mỹ cao, màu sắc đa dạng (màu trơn, màu kim loại, màu ánh nhũ, cùng với các loại vân đa dạng:vân gỗ tự nhiên, vân sần, vân đá…);dẻo dai, có thể uốn cong, tạo hình cho nhiều đồ nội thất khác nhau;
- Nhược điểm: Giá thành khá cao; có thể bị bong tróc, phồng rộp bề mặt nếu kỹ thuật xử lý không tốt.
Acrylic, vật liệu phủ bề mặt điển hình

Acrylic (Hi Gloss Acrylic) dùng để chỉ một nhóm nguyên liệu là nhựa dẻo có nguồn gốc từ các hợp chất như axit acrylic hoặc axit metacrylic. Ở Việt Nam, Acrylic còn được gọi là Mica hay gỗ bóng gương, tên gọi này có ý nghĩa là “lấp lánh”, bởi tính chất bóng đều và óng ánh tự nhiên vốn có của nó. Hiện nay loại vật liệu này rất được ưa chuộng nhờ vào bề mặt sáng bóng, phẳng mịn, dễ lau chùi và có tính thẩm mỹ cao.
- Ưu điểm: Có khả năng chịu lực tốt, độ bền cao; dễ dàng vệ sinh, lau chùi, khả năng giữ mới tốt, bề mặt sáng bóng, sang trọng;màu sắc đa dạng, phù hợp nội thất phong cách hiện đại; dễ dàng thi công.
- Nhược điểm: Giá thành của sản phẩm khá cao; không phù hợp với phong cách nội thất cổ điển.
Chất liệu phủ bề mặt bếp Veneer

Bề mặt phủ bếp Veneer được cấu tạo từ gỗ tự nhiên (xoan đào, sồi, óc chó, tần bì…) được lạng mỏng với độ dày chỉ khoảng 0.3mm – 0.6mm, phủ trên MDF, ván ép, hoặc okal sau đó tráng keo trên bề mặt lớp nền + dùng máy chà nhám tạo độ láng đẹp.
- Ưu điểm: Giá thành hợp lý, rẻ hơn gỗ tự nhiên; bề mặt sáng bóng, nhẵn mịn, có tính thẩm mỹ cao; khả năng chống cong vênh tốt, khó phai màu; là vật liệu an toàn, thân thiện với môi trường.
- Nhược điểm: Tủ bếp phủ bề mặt Veneer thường không chịu được nước hay độ ẩm cao. Ngoài ra, dễ bị sứt mẻ, rạn nứt khi gặp chịu lực va đập mạnh.
Đá Granite, lựa chọn cho bề mặt bếp cổ điển

Đá hoa cương (đá granit (còn được viết là gra-nít, gờ-ra-nnít). Đây là một loại đá mácma xâm nhập phổ biến có thành phần axít với kiến trúc hạt trung tới thô hay porphia. Đá hoa cương có nhiều màu sắc khác nhau: màu hồng đến xám tối, màu đen (tùy thuộc vào thành phần).
- Ưu điểm: Chịu lực, chống trầy xước tốt; bề mặt thẩm mỹ; dễ dàng vệ sinh, lau chùi; khó phai màu theo thời gian,
- Khuyết điểm: Khó thi công do trọng lượng đá nặng; giá cao; màu sắc và mẫu mã hạn chế; quy trình bảo dưỡng phức tạp; thích hợp cho không gian bếp lớn.
Mặt bếp làm từ đá thạch anh

Đá thạch anh là loại đá bán quý, rất cứng (chỉ sau kim cương); có nhiều màu sắc khác nhau và được ứng dụng rộng rãi trong phong thủy, làm đồ trang sức và cả nội thất, xây dựng.
- Ưu điểm: Độ cứng cao, bền màu và bền bỉ theo thời gian; bề mặt thẩm mỹ, sang trọng, quý phải; khó trầy xước, dễ dàng vệ sinh, lau chùi; chịu nhiệt cao; hạn chế bám bẩn và bụi bặm.
- Khuyết điểm: Nặng vì vậy đòi hỏi kỹ thuật thi công cao; có giá thành tương đối cao.
Đá cẩm thạch cho bề mặt bếp thanh lịch, quý tộc

Đá cẩm thạch hay còn gọi là đá marble với thành phần chủ yếu là canxi cacbonat kết tinh. Loại đá này có độ bóng cao, vân sống động và màu sắc tươi tắn. Một số loại đá cẩm thạch làm mặt bếp điển hình như: Đá marble trắng Hy lạp, đá trắng Ý, đá marble vàng sò, đá marble nâu Tây Ban Nha,…
- Ưu điểm: Tính thẩm mỹ cao, bề mặt đa dạng vân; dễ dàng lau chùi, vệ sinh; bền màu theo thời gian; giá thành tốt;
- Khuyết điểm: Có thể bị vàng ố, ngấm nước (do đó cần lau cùi ngay nếu là đổ chất lỏng lên bề mặt); khả năng chống trầy xước kém hơn so với đá hoa cương.
Mặt bàn bếp Composite Solid Surface

Composite Solid Surface (đá nhân tạo) là vật liệu mới làm bằng đá nghiền được liên kết với nhau bằng chất kết dính. Các loại đá nhân tạo gồm đá thạch anh nhân tạo, bê tông polymer và đá cẩm thạch nhân tạo. Tùy vào mỗi loại vật liệu cấu thành mà ứng dụng của chúng cũng khác nhau.
Ưu điểm: Tính thẩm mỹ cao, mang vẻ đẹp sang trọng; không thấm nước, đọng nước; bền màu theo thời gian;
Khuyết điểm: Giá thành tương đối cao; độ bền thấp hơn so với đá tự nhiên.
Làm mặt bếp với thép không gỉ

Thép không gỉ được cấu tạo từ hợp kim sắt với crom với khả năng chống lại sự ăn mòn kim loại của môi trường. Trong đó, tỷ lệ crom trong hợp kim càng cao thì khả năng chống oxy hóa của thép càng mạnh.
Ưu điểm: Khả năng chống chịu ăn mòn cao; khả năng chịu nóng tốt trong môi trường nhiệt độ cao; tiết kiệm ngân sách nhờ tuổi thọ cao; dễ dàng làm sạch; nhẹ và dễ thi công;
Khuyết điểm: Tính thẩm mỹ không quá cao; làm cho không gian có cảm quan lạnh lẽo; khó kết hợp với các đồ dùng nội thất khác.
Công ty thiết kế thi công nội thất bếp tại Đà Nẵng: Nguyễn Hoàng Phát
Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, Nguyễn Hoàng Phát tự hào là một trong các đơn vị uy tín, chuyên nghiệp trong lĩnh vực thiết kế thi công nội thất bếp tại Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Bình và các khu vực lân cận khác. Chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ:
- Thiết kế thi công nội thất bếp gỗ công nghiệp (đặc biệt là gỗ An Cường);
- Thiết kế thi công nội thất bếp gỗ tự nhiên;
- Thiết kế thi công nội thất bếp hiện đại, tân cổ điển, tối giản;
- Thiết kế thi công nội thất bếp đơn giản, sang trọng, luxury;
- Thiết kế thi công nội thất bếp đẹp theo yêu cầu của khách hàng.
Khi sử dụng dịch vụ tại đơn vị, Quý khách hàng sẽ được hỗ trợ tư vấn, giải đáp thắc mắc tận tình từ A – Z bởi các KTS giàu kinh nghiệm của chúng tôi. Tham khảo thêm các dự án đã được thực hiện bởi Nguyễn Hoàng Phát tại mục dự án trên website hoặc page: Thiết kế thi công nội thất tại Đà Nẵng.